Tân Hưng Hà
Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1.000.000 VNĐ
Công Nghệ RFID - RFID Solution

So sánh hai loại thẻ RFID chủ động và thẻ RFID bị động (active RFID tags và passive RFID tags)

By Administrator
November 23, 2023, 10:03 am0 lượt xem
So sánh hai loại thẻ RFID chủ động và thẻ RFID bị động (active RFID tags và passive RFID tags)

Khi doanh nghiệp xây dựng Hệ thống RFID ứng dụng cho quản lý hàng hóa và tải sản của công ty, việc quyết định sử dụng thẻ RFID chủ động và RFID bị động ra sao là một trong những vấn đề nên được cân nhắc để đảm bảo được hiệu quả, hiệu suất hoạt động tối ưu nhất.

Cùng với công nghệ giải pháp quản lý bằng mã vạch (barcode), RFID là công nghệ mới và ngày càng được nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới sử dụng như Walmart, Samsung,... Công nghệ RFID này cho phép người dùng quản lý hàng hóa, vật phẩm thông qua hệ thống nhận dạng bằng sóng radio trên từng vật phẩm hay thùng chứa hàng. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp công nghệ RFID ở bất cứ đâu như thẻ từ thang máy, vé xe ở các tòa nhà, chung cư... và hơn cả là trong các khu vực nhà kho, nhà máy sản xuất thông minh.

Những ứng dụng này có yêu cầu về khoảng cách hoạt động và thiết lập khác nhau dẫn đến việc lựa chọn sử dụng thẻ RFID chủ động và thẻ RFID bị động trở nên cần thiết hơn.

 

Thẻ RFID chủ động - Active RFID tags

Bản thân thẻ RFID chủ động có nguồn cung cấp năng lượng riêng, thường là pin, để liên tục phát đi các tín hiệu sóng có thể nhận biết bởi Máy đọc RFID. Điều này cho phép thẻ chủ động được đọc ở khoảng cách xa hơn nhiều so với thẻ thụ động, thường lên đến 100 mét hoặc hơn. Chính nhờ đặc điểm này, thẻ RFID chủ động được ứng dụng vào theo dõi vị trí của các tài sản theo thời gian thực, hoặc giao thông vận tải như thẻ ETC. Do đó, giá thành của thẻ RFID chủ động khá cao

Dựa vào đặc điểm có nguồn năng lượng riêng giúp thẻ RFID chủ động có thể liên tục tự truyền tín hiệu, khoảng cách đọc của thẻ trở nên xa hơn, đồng thời bộ nhớ cũng lớn hơn. Tuy nhiên, để khoảng cách đọc và bộ nhớ được tối ưu, thẻ RFID chủ động cần có nguồn điện phù hợp theo yêu cầu của doanh nghiệp, dĩ nhiên là nguồn điện càng nhiều thì tín hiệu sóng truyền đi xa càng ổn định. Thông thường, pin của thẻ RFID chủ động có tuổi thọ cao, có thể sử dụng trong vài năm mới cần thay thế.

Trên thị trường đang lưu hành hai loại thẻ RFID chủ động là Transponder và Beacons.

Mỗi thẻ Transponder RFID chỉ truyền tín hiệu tức thì khi thẻ nằm trong vùng phát sóng của đầu đọc RFID. Vì thể tuổi thọ pin của thẻ Transponder RFID được duy trì khi thẻ Transponder RFID không nằm trong vùng phát sóng. Thẻ thường được ứng dụng với mục đích kiểm soát ra vào có tính bảo mật cao, hệ thống thu phí đường bộ tại các trạm thu phí không dừng (thẻ ETC)

Thẻ Beacons lại có chức năng như một chiếc đèn báo, truyền thông tin nhận dạng theo chu kỳ thời gian được thiết lập tới đầu đọc thẻ RFID để xác định thông tin và vị trí của thẻ đó. Loại thẻ RFID Beacons này thường ứng dụng trong các hệ thống kiểm soát vị trí hàng hóa theo thời gian thực, dễ thấy nhất trong các chuỗi siêu thị hay cửa hàng thời trang lớn có cổng kiểm soát hàng ra vào. Nhờ khoảng cách truyền tin hiệu tối đa lên đến 100m mà khiến thẻ trở nên lí tưởng cho các hoạt động kiểm soát ở môi trường bên ngoài.

Nhiều tính năng được bổ sung này mà giá thành cả loại thẻ RFID chủ động trở nên cao hơn, nhưng khi tính toán tổng thể chi phí theo tỷ suất đầu tư ROI của hệ thống, loại thẻ này mang lại giá trị vượt trội về hiệu suất.

 

Thẻ RFID bị động – Passive RFID tags

Ngay từ tên gọi là thẻ bi động, chúng ta cũng có thể hiểu theo nghĩa đen, đây là loại thẻ cần có sự tác động từ các máy đọc RFID mới có thể thu được thông tin lưu trữ trong thẻ. Đặc điểm đầu tiên là thẻ RFID bị động không có nguồn cung năng lượng riêng. Mỗi thẻ RFID bị động chỉ được trang bị duy nhất một micro chip và một ăng-ten (antenna), 2 thành phần này kết hợp với nhau thành một khối, được gọi là inlay.

Con chip của thẻ RFID bị động nhận được nguồn cung năng lượng từ nguồn sóng của máy đọc RFID sẽ tiến hành truyền phát tin hiệu. Antenna của thẻ RFID sẽ thay đổi sóng và các mã hóa thông tin. Toàn bộ quá trình sẽ diễn ra trong phạm vi phát sóng của máy đọc RFID, khoảng cách thường chỉ là vài mét. Khoảng cách đọc sẽ phụ thuộc vào tấn số truyền sóng, cấu hình của thiết bị và có sự tác động của yếu tố môi trường bên ngoài.

Thẻ RFID thụ động nói chung hoạt động theo 3 tần số riêng biệt như sau:

 Tần số thấp (Low Frequency) - LF: 125 - 134 Khz

Tần số cao (High Frequency) - HF: 13.56 Mhz

Tần số rất cao (Ultra High Frequency) - UHF: 856 - 960 Mhz

So sánh về giá thành, thẻ RFID bị động có mức giá rẻ hơn thẻ RFID chủ động và mức giá đang ngày càng giảm đi vì số lượng doanh nghiệp áp dụng công nghệ RFID đang tăng dần theo thời gian, thay thế cho công nghệ nhận dạng mã vạch barcode truyền thống. Các loại thẻ RFID bị động thường được sử dụng cho các mục đích quản lý tài sản, quản lý công cụ, hàng hóa, kiểm soát xuất nhập kho hàng…

 

Các doanh nghiệp sẽ dựa vào các đặc tính, đặc điểm của hai loại thẻ này để đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho nhu cầu, mong muốn riêng, từ đó tối ưu về hiệu suất và hiệu quả trong công việc.

 

 

Bài viết liên quan

  • Ecom
    Delivery

    Miễn phí vận chuyển

  • Ecom
    Support 24/7

    Hỗ trợ kỹ thuật

  • Ecom
    Gift voucher

    Quà tặng hấp dẫn

  • Ecom
    Refund

    Bảo hành & Đổi hàng

  • Ecom
    Secure payment

    Thanh toán đa dạng

Nhận thông tin sản phẩm & ưu đãi

Để lại Email của bạn để nhận nhiều ưu đãi lớn.