Công nghệ đang ngày càng phát triển và lĩnh vực in ấn cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Năm 1965, sự ra đời của máy in nhiệt đã cách mạng hóa việc in ấn tem nhãn, thẻ tag và các ấn phẩm khác. Cùng với thời gian, lĩnh vực in ấn tiếp tục chứng kiến những đổi mới, một trong số đó là sự kết hợp công nghệ RFID vào in nhiệt.
Công nghệ RFID là gì?
RFID là viết tắt của Radio Frequency Identification (Nhận dạng bằng sóng vô tuyến). Đây là một loại hình thức giao tiếp không dây cho phép nhận dạng duy nhất một đối tượng bằng cách sử dụng sóng điện từ hoặc ghép nối tĩnh điện trong dải tần vô tuyến (RF).
RFID hoạt động bằng cách truyền tín hiệu từ thẻ RFID (tag) đến đầu đọc RFID. Thẻ lưu trữ thông tin về vật phẩm được gắn trên đó, trong khi đầu đọc xử lý và đọc dữ liệu đó. Dữ liệu có thể chứa các thông tin như số serial của vật phẩm, ngày hết hạn, thông tin vận chuyển và các chi tiết quan trọng khác liên quan đến chức năng của nó.
Khi kết hợp với mã vạch và công nghệ in nhiệt, công nghệ RFID trở thành một công cụ mạnh mẽ để đơn giản hóa việc nhận dạng, theo dõi và quản lý sản phẩm. Để tích hợp công nghệ in tem nhãn RFID vào hoạt động kinh doanh của bạn, bạn cần đến một máy in RFID.
Trong bài dưới đây, chúng ta sẽ cùng khám phá về máy in RFID. Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu máy in RFID là gì, các loại máy in và cơ chế hoạt động của chúng. Sau đó, chúng ta sẽ so sánh máy in RFID với máy in mã vạch và gợi ý một số máy in RFID tốt nhất trên thị trường.
Máy in RFID là gì?
Máy in RFID là một loại máy in nhiệt được thiết kế đặc biệt để mã hóa và in tem nhãn, thẻ RFID với mã vạch, văn bản chữ số, hình ảnh và các yếu tố khác. Máy in RFID đi kèm với một bộ mã hóa RFID. Loại máy in này hoạt động tương tự như máy in nhiệt thông thường nhưng được thiết kế để đồng thời in và nhúng dữ liệu RFID vào thẻ RFID trong quá trình in ấn.
Thẻ RFID là gì?
Thẻ RFID, còn được gọi là tem nhãn RFID, tem nhãn thông minh và thẻ thông minh, là loại tem nhãn in có keo dính mặt sau chứa chip RFID. Chip RFID là những vi mạch nhỏ được tích hợp với ăng-ten RFID thu nhỏ, có khả năng lưu trữ thông tin về sản phẩm được gắn trên đó.
Các loại thẻ RFID
Thẻ RFID được chia thành ba loại chính:
- Thẻ RFID thụ động (Passive RFID tag): Đây là loại thẻ không chứa nguồn năng lượng riêng. Chúng nhận năng lượng từ đầu đọc RFID để truyền dữ liệu.
- Thẻ RFID bán thụ động (Semi-passive RFID tag): Loại thẻ này sử dụng pin để cấp nguồn cho hoạt động bên trong của thẻ. Tuy nhiên, chúng vẫn cần dựa vào đầu đọc RFID cung cấp năng lượng để truyền tín hiệu đến đầu đọc.
- Thẻ RFID chủ động (Active RFID tags): Đây là loại thẻ có pin dung lượng đủ để cấp nguồn cho hoạt động bên trong và cả việc truyền tín hiệu đến đầu đọc.
Bên cạnh sự phân loại theo nguồn năng lượng, thẻ RFID còn được phân loại theo tần số hoạt động, bao gồm:
- Thẻ RFID tần số thấp (LF - Low Frequency): Loại thẻ này hoạt động trong dải tần số từ 30 KHz đến 300 KHz, phạm vi đọc khoảng 10cm.
- Thẻ RFID tần số cao (HF - High Frequency): Thẻ hoạt động trong dải tần số từ 3 MHz đến 30 MHz, phạm vi đọc khoảng từ 10cm đến 1 mét.
- Thẻ RFID tần số siêu cao (UHF - Ultra-high-frequency): Đây là loại thẻ có phạm vi đọc xa nhất, hoạt động trong dải tần số từ 300 MHz đến 3 GHz, với phạm vi đọc lên đến 12 mét.
Vì sao doanh nghiệp cần máy in RFID?
Trong thời đại công nghệ số, quản lý kho hàng hiệu quả là yếu tố then chốt cho sự thành công của doanh nghiệp. Máy in RFID chính là trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán này một cách nhanh chóng và đáng tin cậy.
Tem nhãn hoặc thẻ RFID được gắn trực tiếp lên sản phẩm, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp:
- Giám sát tài sản dễ dàng: Doanh nghiệp có thể nắm chính xác số lượng hàng hóa, thiết bị, tài sản quan trọng mọi lúc mọi nơi, nhờ khả năng đọc và lưu trữ thông tin chi tiết trên thẻ RFID.
- Xác định vị trí tài sản: Máy in RFID giúp định vị chính xác vị trí sản phẩm trong kho bãi, cửa hàng, chuỗi cung ứng, tiết kiệm thời gian tìm kiếm và nâng cao năng suất hoạt động.
- Theo dõi chuỗi cung ứng: Giám sát hành trình của sản phẩm từ khâu sản xuất, vận chuyển, phân phối đến tận tay khách hàng, đảm bảo an toàn, minh bạch và tối ưu hóa quy trình.
- Lên kế hoạch bảo trì, thay thế: Dựa trên thông tin lưu trữ trên thẻ RFID, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch bảo trì, sửa chữa hoặc thay thế sản phẩm kịp thời, tránh gián đoạn hoạt động.
- Quản lý kho chính xác: Máy in RFID tự động hóa việc theo dõi hàng tồn kho, loại bỏ sai sót do nhập liệu thủ công, đảm bảo dữ liệu luôn chính xác và cập nhật theo thời gian thực.
Bên cạnh đó, công nghệ in RFID còn mang lại lợi ích về tiết kiệm chi phí nhân công. Toàn bộ thông tin cần thiết được lưu trữ trên một thẻ duy nhất, loại bỏ quy trình nhập liệu thủ công nhiều lần và việc đối chiếu dữ liệu. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu sai sót do con người gây ra, nâng cao độ chính xác và hiệu quả trong quản lý kho hàng.
Phân loại máy in RFID
Máy in RFID mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc quản lý tài sản và hàng hóa. Tuy nhiên, để lựa chọn được một chiếc máy in phù hợp, doanh nghiệp cần lưu ý đến mục đích sử dụng và tính năng của từng loại máy.
Phân loại máy in RFID theo mục đích sử dụng
-
Máy in công nghiệp (Industrial Printer): Đây là những thiết bị manh mẽ trong dòng máy in RFID, sở hữu khả năng in ấn lên đến hơn 10.000 thẻ mỗi ngày. Ưu điểm của máy in công nghiệp là độ bền cao, vận hành ổn định, thích hợp cho các dây chuyền sản xuất với khối lượng lớn. Bên cạnh đó, một số dòng máy in công nghiệp còn tích hợp phần mềm bảo trì tự động và dung lượng vật liệu in ấn lớn, giúp xử lý các tác vụ in ấn phức tạp một cách dễ dàng.
-
Máy in để bàn (Desktop Printer): So với máy in công nghiệp, máy in để bàn có mức giá dễ chịu hơn, phù hợp với ngân sách của nhiều doanh nghiệp. Khả năng in ấn của máy để bàn rơi vào khoảng 500 thẻ mỗi ngày, lý tưởng cho môi trường văn phòng hoặc cửa hàng. Mặc dù có tốc độ và khổ in nhỏ hơn so với máy in công nghiệp, máy in để bàn vẫn đảm bảo chất lượng in ấn sắc nét, mã hóa dữ liệu chính xác và hiệu quả.
-
Máy in di động (Mobile Printer): Máy in di động là một bước tiến vượt bậc trong công nghệ in RFID. Ưu điểm nổi bật của loại máy này là tính linh hoạt và gọn nhẹ, cho phép in ấn hơn 200 thẻ mỗi ngày ngay cả khi đang di chuyển. Máy in di động là giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp cần mã hóa thẻ tại chỗ, đặc biệt hữu ích trong những môi trường làm việc khó khăn, yêu cầu truy cập thông tin nhanh chóng và tiện lợi. Ngoài ra, nhiều máy in di động còn hỗ trợ kết nối Bluetooth và Wifi, giúp tích hợp dễ dàng với các hệ thống sẵn có của doanh nghiệp.
Phân loại máy in RFID theo khả năng tương thích thẻ in
Tần số thẻ in (Tag Frequency)
Máy in RFID được phân loại theo dải tần số của bộ mã hóa, gồm ba loại chính:
- Máy in RFID siêu cao tần (Ultra-high frequency RFID printer): Loại máy này chuyên dụng để in và mã hóa thẻ RFID siêu cao tần (UHF RFID tag).
- Máy in RFID cao tần (High-frequency RFID printer): Tương tự, máy in RFID cao tần được thiết kế để in và mã hóa thẻ RFID cao tần (HF RFID tag).
- Máy in RFID tần số thấp (Low-frequency RFID printer): Loại máy này phù hợp với việc in và mã hóa thẻ RFID tần số thấp (LF RFID tag).
Máy in chuyên dụng (Specialised Printer)
Ngoài các loại máy in RFID thông thường, thị trường còn cung cấp các dòng máy in chuyên dụng với những tính năng vượt trội.
- Máy in tem nhãn và thẻ tùy chỉnh: Máy in chuyên dụng có khả năng tạo ra các loại tem nhãn hoặc thẻ tên theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp.
- Máy in trên chất liệu đặc biệt: Một số máy in chuyên dụng có thể in ấn trên các chất liệu như thẻ xốp, thẻ kim loại hoặc huy hiệu, đáp ứng các nhu cầu in ấn đa dạng.
Quy trình in ấn RFID
Máy in RFID sử dụng hai công nghệ in chính là in nhiệt trực tiếp (Direct Thermal Printing) và in truyền/chuyển nhiệt (Thermal Transfer Printing). Mỗi công nghệ có ưu nhược điểm riêng, phù hợp với các mục đích in ấn khác nhau.
In nhiệt trực tiếp (Direct Thermal Printing)
Đối với in nhiệt trực tiếp, máy in RFID sử dụng cuộn in RFID nhiệt (còn gọi là nhãn nhiệt), được cấu tạo từ vật liệu nhạy nhiệt có sẵn mực in bên trong. Khi đầu in nhiệt tiếp xúc và truyền nhiệt lên cuộn in, lớp mực sẽ chuyển sang màu sẫm, tạo thành nội dung bản in.
Ưu điểm của in nhiệt trực tiếp là tiết kiệm chi phí vì chỉ cần sử dụng cuộn in RFID nhiệt, không cần thêm ribbon như in truyền/chuyển nhiệt.
In truyền/chuyển nhiệt (Thermal Transfer Printing)
Trong quá trình in truyền/chuyển nhiệt, máy in RFID sử dụng một cuộn ribbon (ruy-băng) - một lớp màng mỏng được làm từ sáp, nhựa hoặc kết hợp cả hai.
Ribbon được đặt giữa cuộn in và đầu in nhiệt. Đầu in sẽ truyền nhiệt, làm nóng chảy ribbon và in hình ảnh, nội dung lên cuộn in bên dưới.
In chuyển nhiệt cho ra bản in chất lượng cao sắc nét và bền hơn in nhiệt trực tiếp. Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ này là cần sử dụng thêm ribbon, làm tăng chi phí in ấn về lâu dài.
Sự khác biệt giữa máy in mã vạch và máy in RFID
Máy in mã vạch và máy in RFID, tuy có vẻ bề ngoài tương đồng nhưng lại phục vụ các mục đích in ấn khác nhau. Cả hai đều được sử dụng trong các ngành công nghiệp như bán lẻ, sản xuất và logistics để in ấn tem nhãn và mã vạch. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt quan trọng giữa hai loại máy in này.
Điểm khác biệt giữa máy in mã vạch và máy in RFID:
Tính năng | Máy in mã vạch | Máy in RFID |
Kỹ thuật in | In nhiệt trực tiếp / In chuyển nhiệt. | In nhiệt trực tiếp / In chuyển nhiệt. |
Công dụng | Chỉ in mã vạch. | In thẻ, nhãn, card, mã vạch và các tài liệu nhỏ khác. |
Tốc độ in | Thường chậm hơn máy in RFID. | Nhanh hơn máy in mã vạch. |
Dễ sử dụng | Tương đối đơn giản. | Có phần phức tạp hơn so với máy in mã vạch. |
Độ phân giải | Thường in ở độ phân giải 203 dpi. | Có thể in ở nhiều độ phân giải khác nhau, từ 203 dpi đến 600 dpi. |
Tính năng | Ít tính năng hơn, thường cần kết nối với thiết bị chủ. | Có nhiều tính năng như màn hình cảm ứng tích hợp, nhiều cổng kết nối, hỗ trợ các phụ kiện khác. |
Ứng dụng đa dạng của máy in RFID
Máy in RFID không chỉ là thiết bị in ấn thông minh mà còn là trợ thủ đắc lực hỗ trợ quản lý hàng hóa, tài sản và gia tăng hiệu quả hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Hãy cùng khám phá những ứng dụng hữu ích của máy in RFID:
Bán lẻ:
Các cửa hàng bán lẻ sử dụng máy in RFID để mã hóa thông tin sản phẩm như số model, giá bán lên thẻ RFID. Nhờ đó, nhân viên dễ dàng kiểm tra, xác định danh mục sản phẩm, từ đó kiểm tra hàng tồn kho nhanh chóng và chính xác..
Không chỉ vậy, nhiều nhà bán lẻ còn tận dụng công nghệ RFID để mang đến trải nghiệm mua sắm thú vị hơn cho khách hàng. Khách hàng có thể sử dụng điện thoại thông minh để tìm kiếm sản phẩm qua thẻ RFID, tiết kiệm thời gian tìm kiếm. Ngoài ra, thẻ RFID còn có thể được tích hợp các chương trình khuyến mãi dành riêng cho từng khách hàng.
Logistics (Vận tải và kho bãi):
Kho bãi và trung tâm vận chuyển sử dụng máy in RFID để mã hóa thông tin lô hàng, chẳng hạn như số serial, mã code lên nhãn RFID. Điều này cho phép doanh nghiệp theo dõi tình trạng hàng hóa theo thời gian thực, đảm bảo an toàn và tối ưu quy trình vận chuyển.
Sản xuất:
Trong sản xuất, máy in RFID giúp mã hóa thông tin chi tiết về sản phẩm như ngày sản xuất, số lô lên thẻ RFID trước khi đóng gói. Nhờ vậy, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức cho việc quản lý thủ công.
Y tế:
Bệnh viện sử dụng máy in RFID để in và quản lý hồ sơ bệnh nhân, thiết bị y tế. Ngoài ra, công nghệ này còn hỗ trợ theo dõi di chuyển của thuốc và các vật tư y tế quan trọng khác trong phạm vi bệnh viện, đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
An ninh:
Các công ty sử dụng máy in RFID để tạo thẻ ra vào có gắn chip RFID, cho phép nhân viên được phép truy cập vào khu vực hạn chế hoặc tòa nhà.
Máy in RFID cũng có thể in các loại mã vạch hoặc mã QR tùy chỉnh, liên kết với cơ sở dữ liệu trực tuyến, cung cấp thêm một lớp bảo mật và ngăn chặn truy cập trái phép.
Một số dòng máy in RFID tốt nhất trên thị trường
Công nghệ in RFID ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy in RFID khác nhau, mỗi loại đều có những tính năng và khả năng riêng.
Dưới đây là một số máy in RFID phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay (các mẫu máy in có đánh dấu "RFID" nghĩa là có các model chuyên biệt cho RFID):
Zebra ZT411R
Zebra ZT411R là máy in công nghiệp bền bỉ và chắc chắn. Nó cung cấp độ phân giải 203 dpi và tốc độ in ấn 14 ips (356 mm/giây). Máy in này có màn hình cảm ứng trực quan và đi kèm với bộ nhớ tích hợp. Máy in công nghiệp hạng nặng này lý tưởng cho việc in ấn số lượng lớn.
Honeywell PX4E
Honeywell PX4E là máy in công nghiệp hiệu suất cao. Nó cung cấp độ phân giải in 203 dpi, 300 dpi và 406 dpi. Honeywell PX4E có tốc độ in ấn dao động từ 4 đến 10 ips (102 mm/giây đến 254 mm/giây). Máy in công nghiệp này là lựa chọn tuyệt vời cho các hoạt động in ấn quy mô lớn.
Zebra ZT231
Zebra ZT231 và ZT231R đều là những máy in tem nhãn chất lượng cao. Tuy nhiên, phiên bản ZT231R sở hữu tính năng vượt trội, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu quản lý tài sản bằng công nghệ RFID.
Điểm mạnh của Zebra ZT231R:
- Tích hợp đầu đọc/mã hóa RFID RE40: ZT231R nổi bật với đầu đọc/mã hóa RFID RE40 tiên tiến, hỗ trợ nhiều chuẩn UHF EPC Gen 2 V2, ISO/IEC 18000-63 và RAIN RFID. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng mã hóa thông tin lên các thẻ RFID, tự động hóa quy trình quản lý hàng hóa, tài sản.
- Công nghệ mã hóa thích ứng: Máy in ZT231R được tích hợp Công nghệ mã hóa thích ứng (Adaptive Encoding Technology). Tính năng này giúp bạn nhanh chóng lựa chọn cài đặt mã hóa phù hợp với từng loại thẻ RFID, đảm bảo chất lượng in ấn sắc nét ngay cả với thẻ có kích thước nhỏ tới 15mm (0.6 inch).
Honeywell PM45/PM45C
Honeywell PM45/PM45C là dòng máy in công nghiệp tiên tiến, hội tụ những ưu điểm vượt trội của hai thiết bị tiền nhiệm. Sở hữu thiết kế bền bỉ, vận hành đáng tin cậy, kết nối linh hoạt cùng mức giá hợp lý, PM45/PM45C mang đến giải pháp in ấn tem nhãn cao cấp, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất.
Máy in được trang bị các công nghệ tân tiến như bảo mật an ninh mạng, tính năng in ấn thông minh và khả năng theo dõi, truy vết sản phẩm - thừa kế tính năng ưu việt từ các dòng máy trước đó. PM45/PM45C là lựa chọn hoàn hảo để doanh nghiệp luôn dẫn đầu trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0.
Tân Hưng Hà cung cấp các giải pháp in ấn RFID với giá cả cạnh tranh
Tại Tân Hưng Hà, chúng tôi cung cấp các máy in RFID chính hãng cho doanh nghiệp với mức giá hấp dẫn. Dòng sản phẩm máy in RFID của chúng tôi cho phép bạn mã hóa và in ấn tem nhãn nhanh chóng, hiệu quả. Bên cạnh đó, Tân Hưng Hà còn cung cấp nhiều loại máy in nhiệt đến từ các thương hiệu hàng đầu như Zebra, Honeywell và TSC, phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau.
Liên hệ với Tân Hưng Hà ngay hôm nay để tìm hiểu thêm về các lựa chọn máy in RFID!
Chi phí máy in RFID là bao nhiêu?
Giá thành máy in RFID phụ thuộc rất nhiều vào các tính năng và khả năng của chúng.
Thông thường, các dòng máy in cơ bản có giá khoảng 900 USD, trong khi các hệ thống công nghiệp nặng dành cho hoạt động in ấn quy mô lớn có thể lên đến 10.000 USD.
Ngoài ra, máy in RFID còn sử dụng các vật liệu tiêu hao như ribbon (ruy-băng mực), thẻ (tag) và tem nhãn để in ấn và mã hóa thông tin. Do đó, chi phí cho các vật liệu này cũng cần được cân nhắc khi lựa chọn máy in phù hợp.
Câu hỏi thường gặp về máy in RFID
1. Điện thoại di động có đọc được thẻ RFID không?
Thông thường, điện thoại di động không thể đọc được thẻ RFID. Tuy nhiên, một số điện thoại thông minh có tích hợp NFC (Near Field Communication - Giao tiếp trường gần) có thể hoạt động như một đầu đọc RFID tần số cao (HF) và giải mã thông tin trên thẻ.
2. Một số vấn đề thường gặp với máy in RFID là gì?
- Độ chính xác: Ở tốc độ in cao, máy in RFID có thể gặp phải một số vấn đề về in ấn và mã hóa không chính xác.
- Chi phí vật liệu: Đối với máy in chuyển nhiệt, việc sử dụng ribbon nhiệt trong thời gian dài sẽ làm tăng chi phí vật liệu in ấn.
- Khắc phục sự cố: Do cấu tạo bên trong phức tạp, máy in RFID đôi khi gặp trục trặc kỹ thuật.
3. Máy in RFID có dễ sử dụng không?
Mặc dù yêu cầu một chút kiến thức ban đầu nhưng hầu hết các máy in RFID hiện nay đều được trang bị màn hình cảm ứng và bảng điều khiển trực quan, giúp việc sử dụng trở nên đơn giản.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các hướng dẫn khắc phục sự cố dành riêng cho từng loại máy in trên các trang web chính hãng của máy in RFID. Những hướng dẫn này cung cấp các tài liệu hữu ích để giải quyết các vấn đề thường gặp khi sử dụng máy in.
Kết luận
Máy in RFID là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp cần in ấn tem nhãn thông minh RFID. Máy in nhiệt này có khả năng mã hóa và in ấn đồng thời cả mã vạch, ký tự chữ số và các ký tự khác dễ đọc cho người dùng. Bằng việc tận dụng công nghệ máy in RFID, doanh nghiệp có thể đảm bảo độ chính xác của thông tin được mã hóa trên từng tem nhãn.
Bài viết này hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ giải pháp RFID là gì và tại sao bạn nên cân nhắc sử dụng nó. Nếu bạn cần trợ giúp chọn máy in RFID phù hợp cho doanh nghiệp, hãy liên hệ với Tân Hưng Hà qua hotline 091 696 2335. Đội ngũ chuyên gia của Tân Hưng Hà luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn tìm ra giải pháp hoàn hảo đáp ứng mọi nhu cầu.
TÂN HƯNG HÀ
VPGD Hà Nội : 302 Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội.
VPGD Hồ Chí Minh : Tầng 3, Tòa nhà LTA, 15 Đống Đa, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hotline: 091 696 2335 (Zalo).
Email: info@tanhungha.com.vn
Website: https://tanhungha.com.vn
>>> Xem thêm:
KHI NÀO DOANH NGHIỆP NÊN ĐẦU TƯ MUA MÁY IN RFID?
LỰA CHỌN PHẦN MỀM THIẾT KẾ TEM NHÃN DÀNH CHO MÁY IN RFID
CẨM NANG RFID TỪ A ĐẾN Z DÀNH CHO DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHỆ RFID TẠO RA CUỘC CÁCH MẠNG TRONG QUẢN LÝ KHO HÀNG BÁN LẺ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ RFID TRONG QUẢN LÝ TÀI SẢN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA QUY TRÌNH CỦA DOANH NGHIỆP