Tân Hưng Hà
Miễn phí vận chuyển đơn hàng từ 1.000.000 VNĐ
Công Nghệ RFID - RFID Solution

GIÁ THÀNH CỦA CÁC LOẠI THẺ RFID CHO CÁC NHÀ BÁN LẺ LÀ BAO NHIÊU?

By Administrator
May 6, 2024, 3:47 pm0 lượt xem
GIÁ THÀNH CỦA CÁC LOẠI THẺ RFID CHO CÁC NHÀ BÁN LẺ LÀ BAO NHIÊU?

Công nghệ RFID (nhận dạng qua tần số vô tuyến) ngày càng được ưa chuộng trong nhiều ngành nghề nhờ khả năng theo dõi và quản lý hàng hóa hiệu quả. Theo một số nghiên cứu, ước tính có tới 90% nhà bán lẻ đang sử dụng RFID trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà bán lẻ là chi phí thẻ RFID. Giá thành có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào một số yếu tố như loại thẻ, chức năng của nó, số lượng đặt hàng và ứng dụng cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các yếu tố này để đưa ra quyết định phù hợp về chi phí thẻ RFID.

Các loại thẻ RFID

Thẻ RFID có nhiều dạng khác nhau, mỗi loại được thiết kế cho các mục đích sử dụng riêng biệt. Ba loại chính của thẻ RFID là thụ động (Passive), chủ động (Active) và bán thụ động (Battery-Assisted Passive - sử dụng pin hỗ trợ). Chi phí của thẻ RFID phụ thuộc đáng kể vào loại thẻ, vì mỗi loại cung cấp các tính năng và khả năng khác nhau.

Thẻ RFID thụ động:

Đây là loại phổ biến và tiết kiệm nhất cho việc quản lý hàng tồn kho bán lẻ. Chúng không có nguồn năng lượng tích hợp và hoạt động dựa trên năng lượng phát ra từ đầu đọc RFID. Thẻ thụ động phù hợp cho các ứng dụng cần tiết kiệm chi phí. Giá của thẻ RFID thụ động có thể dao động từ vài đô la đến vài chục đô la mỗi thẻ, tùy thuộc vào kích thước, vật liệu và số lượng đặt hàng.

Thẻ RFID chủ động:

Thẻ RFID chủ động có nguồn năng lượng riêng, thường là pin. Chúng có thể truyền tín hiệu trên khoảng cách xa hơn và cung cấp các chức năng mạnh mẽ hơn, bao gồm theo dõi và giám sát thời gian thực.

Thẻ chủ động ít phổ biến hơn trong bán lẻ và thường được sử dụng trong logistics và quản lý chuỗi cung ứng, nơi chúng giúp theo dõi chuyển động của hàng hóa. Bệnh viện cũng sử dụng các loại thẻ này để theo dõi bệnh nhân chẳng hạn. Chi phí của chúng cao hơn thẻ thụ động do có thêm các thành phần và yêu cầu bảo trì. Giá của thẻ RFID chủ động có thể dao động từ 20 đến 50 đô la hoặc hơn tùy thuộc vào tính năng và khả năng.

Thẻ RFID bán thụ động (Battery-Assisted Passive):

Thẻ bán thụ động kết hợp các tính năng của cả thẻ thụ động và chủ động. Loại thẻ này phù hợp với các nhà bán lẻ có cửa hàng hoặc kho hàng lớn. Chúng có một viên pin nhỏ cung cấp năng lượng tăng cường, cho phép đọc ở phạm vi xa hơn và có thêm chức năng so với thẻ thụ động.

Chi phí của thẻ RFID bán thụ động nằm giữa thẻ thụ động và chủ động, thường dao động từ 5 đến 20 đô la mỗi thẻ.

Tần số hoạt động của thẻ RFID

Bên cạnh loại thẻ, tần số hoạt động cũng là yếu tố quan trọng quyết định giá thành và hiệu suất của thẻ RFID. Tần số RFID phổ biến gồm tần số thấp (LF), tần số cao (HF), siêu cao (UHF) và vi ba (2.4 GHz trở lên). Mỗi dải tần đều có ưu nhược điểm riêng.

Tần số thấp (LF) và tần số cao (HF):

Thẻ RFID tần số thấp (LF) và tần số cao (HF) thường được các doanh nghiệp bán lẻ lựa chọn cho các ứng dụng đọc ở phạm vi gần như kiểm soát cửa ra vào hoặc theo dõi hàng tồn kho. Ưu điểm của nhóm thẻ này là giá thành tiết kiệm, chỉ từ vài cent đến vài đô la cho loại thụ động. Ví dụ, nếu thẻ RFID đọc/ghi LF của Avery Dennison có giá 3 đô la mỗi thẻ nhưng nếu mua số lượng 500 đơn vị, giá sẽ giảm xuống còn khoảng 1.3 đô la.

Tần số cực cao (UHF):

Với khả năng đọc ở phạm vi xa hơn, thẻ RFID tần số cực cao (UHF) được ưa chuộng trong quản lý chuỗi cung ứng, logistics và bán lẻ. UHF thường có giá cả phải chăng hơn thẻ chủ động nhưng đắt hơn so với LF và HF. Giá của thẻ UHF thụ động có thể dao động từ 0.10 đô la đến 10 đô la hoặc hơn tùy loại. Ví dụ, thẻ UHF Gen2 đọc phạm vi xa có giá 18.90 đô la cho 100 thẻ, đọc được trong phạm vi 7 mét và tuổi thọ lên đến 10 năm.

Tần số vi ba (Microwave):

Hoạt động ở tần số cao nhất, thẻ RFID vi ba cung cấp phạm vi đọc xa nhất. Chúng phù hợp cho các ứng dụng đặc biệt như theo dõi phương tiện hoặc quản lý tài sản giá trị cao. Tuy nhiên, nhược điểm của nhóm thẻ này là chi phí đắt đỏ, thường từ 20 đô la trở lên mỗi thẻ.

Chất liệu và kiểu dáng thẻ RFID

Thẻ RFID có nhiều hình dạng, kích thước và vật liệu khác nhau để phù hợp với từng môi trường và mục đích sử dụng. Việc lựa chọn chất liệu và kiểu dáng của thẻ có thể ảnh hưởng đáng kể đến chi phí.

Chất liệu giấy hoặc nhãn tiêu chuẩn:

Loại thẻ RFID cơ bản được làm từ giấy hoặc nhãn, tiết kiệm chi phí và phù hợp với nhiều ứng dụng. Chúng thường được sử dụng trong bán lẻ và logistics, với giá chỉ từ vài đô la mỗi thẻ.

Chất liệu bền và chuyên dụng:

Đối với môi trường khắc nghiệt hoặc ngành công nghiệp đặc thù, thẻ có thể được làm từ vật liệu cứng cáp hơn như nhựa hoặc kim loại. Ví dụ, các cửa hàng bán cây cảnh hoặc đồ trang trí ngoài trời sẽ cần thẻ RFID chống chịu thời tiết.

Tùy thuộc vào tính năng và độ bền, những loại thẻ chuyên dụng này có giá thành cao hơn, dao động từ vài đô la đến hơn 20 đô la mỗi thẻ.

Kiểu dáng tùy chỉnh:

Thẻ RFID có hình dạng độc đáo hoặc được tích hợp vào sản phẩm (ví dụ: quần áo, bao bì) thường đắt hơn. Chi phí thẻ RFID tùy chỉnh phụ thuộc rất nhiều vào độ phức tạp của thiết kế và số lượng đặt hàng.

Đặt hàng thẻ RFID số lượng lớn

Giống như nhiều sản phẩm khác, giá thành thẻ RFID thường tỷ lệ nghịch với số lượng đặt hàng. Đặt hàng số lượng lớn thường dẫn đến giá thành trên mỗi đơn vị thấp hơn. Các nhà cung cấp thường đưa ra chiết khấu theo khối lượng để khuyến khích mua hàng với số lượng lớn.

Đặt hàng số lượng ít có thể khiến giá trên mỗi thẻ cao hơn, trong khi triển khai quy mô lớn có thể giúp giảm đáng kể chi phí cho mỗi thẻ. Đối với nhiều cửa hàng, việc đầu tư nhiều hơn ban đầu sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong tương lai.

Các tính năng và khả năng bổ sung của thẻ RFID

Ngoài các yếu tố đã đề cập, tính năng và khả năng bổ sung của thẻ RFID cũng ảnh hưởng đến giá thành:

Khả năng đọc/ghi:

Thẻ ghi được (read-write) có giá cao hơn thẻ chỉ đọc (read-only). Ưu điểm của thẻ ghi được là tính linh hoạt, có thể tái sử dụng nhiều lần, tiết kiệm chi phí trong dài hạn. Tuy nhiên, ứng dụng của loại thẻ này trong bán lẻ không quá phổ biến.

Dung lượng bộ nhớ:

Thẻ có dung lượng bộ nhớ lớn hơn để lưu trữ nhiều dữ liệu sẽ đắt hơn. Ứng dụng dung lượng bộ nhớ cao trong bán lẻ tương đối hiếm, thường chỉ thấy trong việc theo dõi quá trình sử dụng và bảo trì công cụ hoặc tài sản theo thời gian.

Tính năng bảo mật:

Thẻ có mã hóa và xác thực thường đắt hơn do phức tạp hơn về kỹ thuật và các biện pháp bảo mật. Nhiều nhà bán lẻ lo ngại về khả năng can thiệp hoặc rò rỉ dữ liệu từ thẻ RFID không được bảo vệ. Do đó, thẻ RFID được mã hóa an toàn có thể sẽ trở thành chủ đề được thảo luận rộng rãi hơn trong tương lai.

Cảm biến:

Thẻ RFID tích hợp cảm biến (ví dụ: nhiệt độ, độ ẩm) cung cấp thêm dữ liệu nhưng có giá thành cao hơn. Loại thẻ này phù hợp với các ngành công nghiệp có sản phẩm dễ hư hỏng hoặc nhạy cảm.

Ví dụ, các cửa hàng bán thuốc lá có thể sử dụng cảm biến để đảm bảo hàng hóa không bị khô hoặc mốc.

Tổng chi phí triển khai hệ thống RFID

Chi phí triển khai RFID không chỉ giới hạn ở bản thân thẻ. Để tính toán chi phí thực tế (Total Cost of Ownership - TCO), doanh nghiệp cần cân nhắc thêm đầu đọc RFID, ăng-ten, phần mềm và các thiết lập cơ sở hạ tầng. Các dự án quy mô lớn có thể yêu cầu khoản đầu tư ban đầu đáng kể cho cơ sở hạ tầng. Chi phí cho một hệ thống RFID hoàn chỉnh có thể dao động từ 10.000 đô la đến hơn 100.000 đô la.

Số tiền này bao gồm chi phí mua thẻ ban đầu, bảo trì, thay thế và tích hợp hệ thống. Doanh nghiệp cần cân nhắc giữa những lợi ích tiềm năng và lợi tức đầu tư (ROI) của công nghệ RFID so với các khoản chi phí này.

Tổng kết

Việc triển khai hệ thống RFID đòi hỏi tích hợp với một giải pháp quản lý hàng tồn kho đáng tin cậy. Công nghệ RFID mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp bán lẻ, chẳng hạn như tự động hóa quy trình thanh toán, cải thiện độ chính xác của kho hàng và nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.

Để tìm hiểu thêm về những lợi ích của RFID và cách thức triển khai phù hợp với doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ với Tân Hưng Hà qua hotline 081 321 8668 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

TÂN HƯNG HÀ
VPGD Hà Nội : 302 Phú Viên, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội
VPGD Hồ Chí Minh : 752/2 Phạm Văn Bạch, Phường 12, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 081 321 8668 (Zalo)
Email: info@tanhungha.com.vn
Websitehttps://tanhungha.com.vn

 

>>> Xem thêm:

DỊCH VỤ IN ẤN VÀ GIA CÔNG TEM NHÃN, THẺ RFID THEO YÊU CẦU

TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ HỆ THỐNG RFID (PHẦN I)

7 BƯỚC CƠ BẢN TRONG QUY TRÌNH SẢN XUẤT THẺ RFID

TÂN HƯNG HÀ LÀ ĐỐI TÁC CHÍNH THỨC PHÂN PHỐI THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ RFID CỦA ZEBRA TECHNOLOGIES TẠI VIỆT NAM

CÁCH PHÂN LOẠI THẺ RFID (RFID TAGS) CHO NGƯỜI MỚI

CẨM NANG RFID TỪ A ĐẾN Z DÀNH CHO DOANH NGHIỆP

Bài viết liên quan

  • Ecom
    Delivery

    Miễn phí vận chuyển

  • Ecom
    Support 24/7

    Hỗ trợ kỹ thuật

  • Ecom
    Gift voucher

    Quà tặng hấp dẫn

  • Ecom
    Refund

    Bảo hành & Đổi hàng

  • Ecom
    Secure payment

    Thanh toán đa dạng

Nhận thông tin sản phẩm & ưu đãi

Để lại Email của bạn để nhận nhiều ưu đãi lớn.