"Chiến lược cho 3 năm tới, Alibaba.com sẽ mở rộng hiện diện tại các trung tâm sản xuất mới, tuyển dụng nhân tài bản địa, hợp tác đối tác địa phương" - Giám đốc Cấp cao khu vực Đông Nam Á Alibaba.com, chia sẻ.
Alibaba.com vừa công bố kế hoạch 3 năm nhằm mở rộng sự hiện diện tại các trung tâm sản xuất mới nổi của Việt Nam. Theo đó, bên cạnh nhân sự đang hoạt động tại Hà Nội và Tp.HCM, trong giai đoạn đầu các nhóm Alibaba.com địa phương tại Bình Dương, Bắc Ninh, Long An, Đà Nẵng và Hải Phòng được biết đang được thành lập và đi vào hoạt động.
Vì sao Việt Nam là thị trường quan trọng trong bản đồ phát triển TMĐT của Alibaba?
“ Cụ thể chiến lược cho 3 năm tới , Alibaba.com sẽ mở rộng hiện diện tại các trung tâm sản xuất mới, tuyển dụng nhân tài bản địa, hợp tác đối tác địa phương, đào tạo cho các nhà cung cấp, mở các chuyến tham quan Trung Quốc. Trong đó, v iệc đào tạo nhân tài về TMĐT cho nhân sự Việt nam cần được coi trọng hơn nữa.
Không chỉ có sản phẩm, doanh nghiệp mà để vận hành tốt cần có đội ngũ am hiểu được cách thức hoạt động của một sàn TMĐT. Ít nhất chúng tôi sẽ tuyển thêm 100 nhân sự trong tương lai , trong đó k hông chỉ tuyển dụng trực tiếp mà còn gián tiếp thông qua việc hỗ trợ các đơn vị đối tác để phát triển đội ngũ nhân sự bán hàng ”, ông Roger Lou, Giám đốc Cấp cao khu vực Đông Nam Á Alibaba.com, chia sẻ.
Thị trường Việt Nam theo vị này là bộ phận rất quan trọng trong bản đồ phát triển TMĐT của Alibaba.com. Có ba nguyên nhân chính cho tiềm năng của Việt Nam, bao gồm:
Thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đã và đang có những chính sách hỗ trợ xuất khẩu. Việt Nam cũng tham gia nhiều Hiệp hội thương mại quốc tế, ví dụ như gần đây là RCEP.
Thứ hai , chi phí lao động ở Việt Nam rẻ, đây là một lợi thế lớn.
Thứ ba , Việt Nam có nhiều sản phẩm địa phương nổi trội như cà phê, rau quả, góp phần tạo nên bức tranh phong phú cho thị trường.
Alibaba.com được biết đến là một nền tảng TMĐT toàn cầu dành cho doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). Đến nay, Alibaba.com đạt 47 triệu nhà mua hàng là các doanh nghiệp từ hơn 190 quốc gia, tìm kiếm sản phẩm trong hơn 40 danh mục chính.
Riêng Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của Alibaba.com, số lượng khách hàng mua sản phẩm của Việt Nam trung bình hàng ngày đã tăng 55% trong tháng 3/2023 so với cùng kỳ năm 2022. Ở chiều ngược lại, lượng sản phẩm Việt Nam có mặt trên nền tảng cũng tăng tới 24%. Điều này cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm Việt Nam trên thị trường toàn cầu, và làm nổi bật hơn nữa tiềm năng của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu kỹ thuật số.
T ồn kho tại Mỹ giảm - cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam
Nhận định tình hình hoạt động nửa đầu năm, phía Alibaba.com cho biết nhu cầu toàn cầu tăng 33% so với cùng kỳ. Trong đó, 8 ngành hàng chủ đạo có sản phẩm thông minh cho thú cưng, dụng cụ cắm trại gọn nhẹ, thiết bị đeo tay thông minh, phụ kiện thể theo, vật dụng nhà cửa theo phong cách chăm sóc sức khỏe, thiết bị xây dựng, thiết bị công nghiệp, xe hơi sử dụng năng lượng mới.
Các ngành đang “hot” của doanh nghiệp Việt là đồ uống, sản phẩm liên quan đến kiến trúc, đồ nội thất thủ công, xây dựng. Ngoài ra, Việt Nam còn nhiều mặt hàng khác rất tiềm năng, cần giới thiệu nhiều sản phẩm ra thị trường thế giới.
Dù vậy, theo số liệu thống kê thì tình hình xuất khẩu nửa đầu năm của Việt Nam giảm, đơn hàng ít đi. Tuy nhiên, ông Roger Lou, nhấn mạnh rằng phải hiểu con số này gồm hàng của doanh nghiệp FDI sản xuất tại Việt Nam và xuất đi nước ngoài, hiện chiếm phần khá lớn khoảng 75-85% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nguyên nhân do nhu cầu của Mỹ đang giảm nên đơn hàng nhận được đang giảm.
“ Theo dự đoán của chúng tôi, tồn kho tại Mỹ giảm nên đơn hàng của Mỹ càng nhiều hơn. Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( SME ) do đó cần nhanh chóng bắt được cơ hội này, khôi phục đội ngũ nhân sự, củng cố khả năng số hóa ”, ông nói.
Hiện, Alibaba.com đang tập trung hỗ trợ xuất khẩu online cho SME. Các SME vừa xuất khẩu qua truyền thống vừa qua nền tảng online của Alibaba.com. Tổng số SME Việt Nam tham gia và sản phẩm bán trên sàn cũng đang tăng lên.
Theo: Tri Túc